Chiều cao luôn là chỉ số phát triển được nhiều người quan tâm. Đặc biệt với nhiều bé nhỏ đang độ tuổi phát triển, các bậc phụ huynh lại càng chú trọng hơn về việc phát triển chiều cao. Nhiều người rất muốn kiểm tra chiều cao thường xuyên để có kế hoạch gia tăng chiều cao. Vậy cách tính chiều cao thế nào cho chuẩn?
3 Giai đoạn phát triển chiều cao của con người
Chiều cao của con người sẽ tăng trưởng trong 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn bào thai
Đây là giai đoạn thai nhi lớn dần trong cơ thể người mẹ. Nếu thai nhi phát triển bình thường thì khoảng tuần thứ 28-40, thai nhi sẽ có chiều dài khoảng 50 cm. Con số này là mức trung bình chung, bởi chiều dài thai nhi còn phụ thuộc nhiều vào giới tính, di truyền. Trong thời gian từ tuần 20 trở đi, thai nhi sẽ bắt đầu tăng trưởng nhanh. Vậy nên người mẹ cần ăn uống đầy đủ và đa dạng chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển tốt nhất.
Giai đoạn sơ sinh
Thời kỳ sơ sinh, dưới 12 tháng tuổi sẽ là lúc bé tăng chiều cao rất nhanh, có thể tăng gấp rưỡi chiều dài so với khi mới sinh ra. Qua năm đầu tiên, bé thường cao thêm 25cm. Cuối năm thứ 2 có thể cao thêm 11-13 cm. Bước qua 3 tuổi, tốc độ tăng chiều cao của bé sẽ chậm lại, tăng khoảng 6cm mỗi năm.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng trong 2 năm đầu đời, dinh dưỡng rất quyết định đến chiều cao của bé. Vậy nên các bậc phụ huynh cần biết cách tính chiều cao, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cho con thật đầy đủ. Nếu giai đoạn này bé phát triển tốt thì tương lai về sau có khả năng đạt chiều cao lý tưởng.
Dậy thì
Dậy thì là giai đoạn tăng rất nhanh chiều cao
Đây là giai đoạn chiều cao ở cơ thể người cả nam và nữ phát triển nhanh và mạnh mẽ nhất. Mức tăng trưởng chiều cao lúc này chiếm ¼ chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Tuổi dậy thì sẽ phát triển nhanh về cơ bắp và khung xương. Các yếu tố về di truyền, môi trường, nội tiết tố và dinh dưỡng sẽ góp phần thay đổi chiều cao tuổi dậy thì.
Nếu được ăn uống đầy đủ chất kết hợp chế độ vận động, nghỉ ngơi hợp lý thì trẻ tuổi dậy thì có thể tăng thêm 10-15 cm mỗi năm. Nam sẽ có mức tăng chiều cao mạnh mẽ hơn nữ giới. Ngược lại, nữ giới sẽ tăng chiều cao sớm hơn nam giới. Chiều cao ở nữ sẽ tăng chậm dần vào khoảng 15 tuổi, với nam là 17 tuổi.
Vào độ tuổi dậy thì, các bé có thể trạng chưa tốt nên được cải thiện nhanh chóng trong giai đoạn này. Bởi lúc này nếu biết cách bổ sung dưỡng chất cùng xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học thì cơ thể hấp thu rất nhanh. Vấn đề di truyền có thể ảnh hưởng rất ít nếu biết cách tăng chiều cao hợp lý bằng dinh dưỡng và các yếu tố bổ sung khác.
Việc tính chiều cao thường xuyên sẽ giúp bạn nắm rõ được tình trạng phát triển của bản thân hay con cái trong gia đình. Từ đó có kế hoạch gia tăng chiều cao hợp lý. Một số cách đo chiều cao dễ thực hiện có thể kể đến như sau:
Đo chiều cao bằng cách dựa vào tường
Bạn chỉ cần đứng thẳng người sát vào tường sao cho vai, mông, gót chân chạm vào tường, dùng phấn hay bút chì đánh dấu vị trí đỉnh đầu tiếp xúc với tường. Sau đó, bạn dùng thước đo khoảng cách từ mặt sàn đến điểm đánh dấu. Vậy là bạn đã biết được chiều cao của bản thân là bao nhiêu.
Đo chiều cao trực tiếp
Cách tính chiều cao bằng thước dây
Cách tính chiều cao này cần hai người kết hợp để cho kết quả chính xác. Bạn chuẩn bị 1 thước dây. Sau đó, người cần đo chiều cao đứng thẳng người, đầu, cổ, lưng, gót chân sao cho chúng nằm trên một đường thẳng. Người còn lại đặt đầu gốc thước dây dưới chân, kéo căng đầu kia lên đỉnh đầu. Phải giữ thước và người thẳng tối đa. Vậy là bạn đã thu được kết quả chiều cao chính là khoảng cách từ đầu xuống chân qua thước dây.
Đo chiều cao bằng thước đứng
Thước đứng điện tử thường được bố trí tại các phòng khám sức khỏe, phòng tập thể hình. Bạn có thể đo chiều cao ở những địa điểm này, hoặc bạn có thể mua về để đo chiều cao cho chính xác. Bạn chỉ cần đứng thẳng người để màn hình điện tử hiển thị kết quả.
Đo chiều cao bằng bảng
Các bảng tính chiều cao được bày bán sẵn ở các nhà sách. Chỉ cần dán chúng lên tường là bạn có thể biết ngay mình cao bao nhiêu. Cách tính chiều cao này đơn giản và chính xác. Chú ý một điều là bạn nên dán phần chân bảng chạm với sàn để kết quả chính xác nhất.
Giải pháp tăng chiều cao hiệu quả
Sau khi biết được cách tính chiều cao, bạn cần quan tâm đến giải pháp tăng chiều cao nhanh chóng và khoa học. Các yếu tố cần tập trung để tăng chiều cao như:
Chế độ dinh dưỡng
Xây dựng chế độ ăn khoa học, đầy đủ các nhóm dinh dưỡng gồm đạm, chất béo, chất xơ, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Với những bé trong độ tuổi đang phát triển cần ăn đủ 5 bữa mỗi ngày với 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Bạn cần tiêu thụ nhiều thực phẩm giúp tăng chiều cao như hải sản, rau màu xanh đậm, các loại đậu và ngũ cốc, sữa và các chế phẩm từ sữa. Ngoài ra, bạn nên hạn chế sử dụng đồ hộp, thức ăn nhanh, đồ ngọt, nước ngọt có ga, rượu bia.
Chế độ vận động
Tập thể thao như bóng rổ để tăng chiều cao
Hoạt động thể dục thể thao mỗi ngày giúp phát triển chiều cao nhanh chóng. Bạn nên dành một khoảng thời gian mỗi ngày để tập luyện đều đặn. Các môn tăng chiều cao tốt có thể kể đến như bơi, bóng chuyền, bóng rổ, đạp xe, yoga.
Chế độ sinh hoạt
Với trẻ em và trẻ dậy, các bé cần tập trung vào giấc ngủ sâu. Trẻ nên ngủ trước 10 giờ đêm để tăng trưởng chiều cao tốt. Bên cạnh đó việc học tập, vui chơi phải diễn ra khoa học, tránh rơi vào tình trạng căng thẳng.
Trên đây là những cách tính chiều cao chính xác mà bạn cần nắm. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể chủ động xây dựng kế hoạch tăng chiều cao hiệu quả cho mình và người thân.
Bảo Thanh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp